Những câu chuyện trong sách thiếu nhi luôn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa nhân văn và các bài học bổ ích trong cuộc sống. Nó không chỉ mang đến cho trẻ những hình ảnh sinh động, bắt mắt mà còn nuôi dưỡng tâm hồn và định hướng phát triển nhân cách của bé rất tốt. Tạo nền tảng vững chắc và hành trang vững vàng cho bé bước vào đời một cách tự tin nhất. Vậy, cha mẹ nên đọc sách cho bé khi nào để đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động này?
1. Lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách cho bé
- Giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ
- Rèn luyện tính tập trung cho bé
- Phát huy tính sáng tạo và sự phát triển của não bộ
- Lĩnh hội được nhiều kiến thức
- Giúp bé thư giãn đầu óc
2. Nên đọc sách cho bé khi nào?
Đọc sách không bao giờ là quá sớm và cũng không bao giờ là quá muộn cho sự phát triển của một con người. Vì vậy, nếu như cha mẹ chưa biết nên đọc sách cho bé khi nào thì ngay bây giờ bạn có thể bắt đầu. Nếu bây giờ bé yêu đang là những thai nhi bé bỏng thì đây là thời điểm tốt nhất mẹ nên đọc sách, đọc chuyện cho bé. Ngay từ tháng 4 trở đi, não bộ của bé đã hoàn thiện và bắt đầu có thể cảm nhận được những hoạt động của mẹ, bắt đầu biết bộc lộ
cảm xúc thông qua các cử động, máy, đạp vào bụng bé. Tuy rằng thời điểm này bé chưa thể hiểu được mẹ đang nói gì, kể gì những những câu từ, nhịp điệu linh hoạt và dí dỏm trong sách chắc chắn sẽ giúp kích thích sự phát triển về não bộ của bé rất tốt. Đây là những nền tảng vững chắc để bé phát triển hoàn thiện cả về nhân cách, tư duy về sau này.
Tóm lại, không có câu trả lời chính xác cho vấn đề nên đọc sách cho bé khi nào. Mà cha mẹ nên đọc sách cho bé càng sớm càng tốt. Nếu bé yêu đã đi nhà trẻ, đi mẫu giáo hoặc đã vào lớp một mà cha mẹ chưa có thói quen đọc sách cho bé thì thời điểm này vẫn có thể bắt đầu.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì 8 năm đầu đời của con là thời điểm vàng để cha mẹ định hướng nhân cách, sự phát triển và rèn luyện thói quen tốt cho bé. Chính vì vậy, cha mẹ nên tận dụng tốt khoảng thời gian này để dành cho con yêu những gì tốt đẹp nhất.
3. Đọc sách cho bé như thế nào để đạt hiệu quả?
Bên cạnh việc nên đọc sách cho bé khi nào thì nên đọc sách cho bé như thế nào cũng là vấn đề cha mẹ cần lưu ý. Mặc dù thói quen đọc sách cho bé là rất tốt nhưng để đạt được ý nghĩa thực sự của hoạt động này, phụ huynh cần đọc sách cho bé đúng cách.
Đọc sách đúng cách ở đây không phải là đúng theo một mô-típ có sẵn mà cha mẹ nên linh hoạt trong cách kể chuyện, cách chia sẻ kiến thức trong sách dành cho con. Để làm sao cho bé có thể hiểu và lĩnh hội được nhiều lợi ích nhất của việc nghe cha mẹ đọc sách cho mình.
Theo đó, một số cách đọc sách hiệu quả cho bé cha mẹ có thể tham khảo áp dụng là
- Thường xuyên thay đổi ngữ điệu của giọng đọc theo từng nhân vật trong sách hoặc nội dung sách truyền tải. Đâu là cách giúp bé có thể tư duy, tưởng tượng tại sao cha mẹ lại thay đổi giọng đọc như vậy. Hơn nữa sự linh hoạt trong giọng văn cũng sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú và tập trung hơn với những cuốn sách được kể cho nghe.
- Không nhất thiết phải đọc y nguyên câu từ của câu chuyện trong sách. Cha mẹ có thể biến tấu linh hoạt về cách đọc, vần điệu sao cho vẫn giữ được cốt chuyện mà bé lại có thể dễ hiểu nhất. Ngôn ngữ dành cho trẻ luôn cần pha hêm sự hài hước, dí dỏm theo độ tuổi của bé. Như vậy trẻ mới cảm thấy vui vẻ và thoải mái đầu óc trong thời gian được cha mẹ đọc truyện.
- Nên dừng lại vào những thời điểm cao trào của nội dung bài đọc. Cha mẹ có thể hỏi về cảm nghĩ của về nhân vật này, nhân vật kia. Hỏi bé tại sao con vật đó lại như vậy,…. Điều này vừa giúp bé tránh cảm giác nhàm chán, buồn ngủ vừa giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và sự tự duy của bé.
- Thường xuyên kiểm tra lại tư duy và khả năng học hỏi của bé sau mỗi lần đọc xong một cuốn sách. Đọc sách không chỉ là cho vui mà mỗi lần đọc sách là một lần dạy cho bé những bài học bổ ích trong cuộc sống
Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bậc phụ huynh vấn đề nên đọc sách cho bé khi nào và những cách đọc sách tốt nhất cho con yêu. Hy vọng đã giúp cha mẹ lựa chọn được cho mình phương pháp đọc sách tốt nhất, giúp tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái và đạt được nhiều lợi ích nhất thông qua hoạt động này.